Những câu hỏi liên quan
Ninh Ninh Hoàng
Xem chi tiết
đặng sĩ nguyên
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 4 2017 lúc 15:23

Đáp án B

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Trang
Xem chi tiết
Anh Linh
Xem chi tiết
Đan Khánh
26 tháng 10 2021 lúc 9:32

Tham khảo:

Tôi tên là Vũ Thị Thiết, tên thường gọi là Vũ Nương. Mọi người nhận xét nhan sắc tôi cũng thuộc hàng mỹ nhân. Tôi vốn được cha mẹ dạy dỗ đàng hoàng. Đến tuổi lấy chồng, tôi được Trương Sinh cưới về làm vợ. Cưới nhau chưa được bao lâu thì chồng tôi phải đi lính. Ngày tiễn chồng tôi dặn dò đủ thứ, tôi không mong chức quan hầu mà chỉ mong hai chữ bình yên.

Chồng đi tôi ở nhà chăm mẹ chồng và con thơ, quán xuyến gia đình. Tôi cũng biết chồng đa nghi hay ghen với vợ phòng ngừa quá sức nên hết sức giữ gìn khuôn phép. Thời gian trôi qua mẹ tôi đã không qua nổi vì tuổi già cũng như thương nhớ con. Từ đấy chỉ còn có tôi cùng bé Đản. Nhớ thương chồng và muốn bù đắp cho con. Tôi thường chỉ lên bóng của mình trên tường mỗi tối rồi bảo con “Cha Đảm lại đến kia kìa!”. Bé Đản ngây thơ tin là thật thường đùa vui cùng chiếc bóng.

 

Thời gian thấm thoát trôi qua chồng tôi an lành trở về. Biết tin mẹ mất chồng tôi rất buồn và bế con ra thăm mộ mẹ khi chàng. Những tưởng được hạnh phúc nào ngờ tai họa ập đến xuống đầu tôi. Chàng nghi cho tôi thất tiết, không giữ gìn khuôn phép. Tôi đã cố gắng giải thích và phân giải nhưng chồng tôi nhất quyết không nghe và đuổi tôi ra khỏi nhà. Danh dự bị bôi nhọ tôi chỉ biết tìm đến cái chết dưới bến Trường Giang. Nhưng rồi chắc trời thương nên đã để Linh Phi cứu giúp tôi, đưa tôi ở lại thủy cung. Không ngờ thời gian sau tôi gặp Phan Lang – người cùng làng và cũng là ân nhân của Lương Phi. Nghe Phan Lang kể tôi mới biết Trương Sinh bế con ngồi bên ngọn đèn con chỉ bóng nhận cha, chàng mới thấu hiểu nỗi oan của tôi. Tôi đã nhờ Phan Lang nhắn nhủ đến chồng tôi. Chàng làm theo lời tôi, lập đàn giải oan ở bến sông Trường Giang, tôi hiện về chỉ biết cảm tạ tình chàng và biến mất. Xã hội phong kiến bất bình đẳng này không thể có chỗ dung thân cho những người như tôi.

 

Tôi hy vọng đây sẽ là bài học lớn cho tất cả mọi người cần tin yêu tôn trọng lẫn nhau vì hạnh phúc gia đình.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 10 2018 lúc 16:31

- Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất bởi bị chồng nghi thất tiết, nàng phải tự vẫn.

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương:

 + Nguyên nhân trực tiếp:

  • Chiếc bóng trên vách.

  • Lời nói ngây thơ của bé Đản.

  • Thói ghen tuông và tính đa nghi của Trương Sinh.

 + Nguyên nhân gián tiếp: Do xã hội phong kiến

  • Chế độ nam quyền, độc đoán, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do.

  • Chiến tranh phi nghĩa.

⇒ Có thể nói, sống trong xã hội phong kiến có nhiều bất công, Vũ Nương cũng như bao người phụ nữ khác đều phải chịu một cuộc đời đầy đau khổ và bất hạnh.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 3 2019 lúc 4:26

a. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Vẻ đẹp, đức hạnh và số phận của Vũ Nương.

b. Thân bài:

- Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.

- Phẩm hạnh của Vũ Nương:

   + Thuỷ chung, yêu thương chồng (khi xa chồng ...)

   + Mẹ hiền (một mình nuôi con nhỏ ...)

   + Dâu thảo (tận tình chăm sóc mẹ già lúc yếu đau, lo thuốc thang ...)

- Những nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương.

   + Cuộc hôn nhân bất bình đẳng.

   + Tính cách và cách cư xử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh.

   + Tình huống bất ngờ (lời của đứa trẻ thơ ...)

- Kết cục của bi kịch là cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.

- Ý nghĩa của bi kịch: Tố cáo xã hội phong kiến.

- Giá trị nhân đạo của tác phẩm.

c. Kết bài:

- Khẳng định lại phẩm chất, vẻ đẹp của Vũ Nương.

- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Bình luận (0)
Nam Khánh 2k
Xem chi tiết
người lạ
30 tháng 10 2023 lúc 21:07

Sơ đồ tư duy Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương

Bình luận (1)
Bich Tran Thi
8 tháng 11 2023 lúc 21:41

Từ xa xưa, người phụ nữ đã bị coi là yếu đuối, nhu nhược, lệ thuộc, không làm được việc gì có ích, bị coi thường khinh bỉ và phải lệ thuộc vào quyền lực của đàn ông. Nhưng chính điều này vẫn luôn là đề tài phổ biến gây cảm hứng cho các nhà văn trong văn học trung đại Việt Nam. Và Vũ Nương – người phụ nữ tiêu biểu trong xã hội phong kiến, có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp phải những bất công, có cuộc đời bất hạnh – được tác giả Nguyễn Dữ thể hiện thành công trong “Chuyện người con gái Nam Xương”

Thứ nhất, Vũ Nương là một người phụ nữ người gắn kết nhiều nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp của cô được phản ánh trong nhiều mối quan hệ của con người trong các tình huống khác nhau. Thuở nhỏ, Vũ Nương tính tình hiền lành, có lối suy nghĩ tốt nên được mọi người yêu mến. Sau khi gả vào nhà họ Trương, cô là người vợ thủy chung, hết lòng chăm lo cho gia đình nhỏ của mình. Biết chồng hay nghi ngờ, cô luôn tuân theo phép xã giao, không để xảy ra bất đồng. Ngày tiễn chồng lên đường đi biên ải, Vũ Nương như xé lòng, dành cho chồng lời khuyên đầy yêu thương: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Qua lời khuyên của nàng ta thấy được Vũ Nương không mong vinh hoa phú quý mà chỉ mong chồng bình an ra trận và bình an trở về, nàng cũng đồng cảm với những vất vả chồng phải chịu trong thời gian dài.

Vũ Nương bao năm xa chồng khôn nguôi nỗi nhớ nhung, một lòng chờ đợi chồng về: ” Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, năm này qua năm khác, nỗi nhớ chồng không bao giờ nguôi ngoai, cứ thế kéo dài theo năm tháng: ” Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.”

So với phận làm dâu, Vũ Nương là một người mẹ rất chu đáo và chiều con. Mẹ chồng ốm nặng, nàng chăm sóc bà rất chu đáo , cho mẹ uống thuốc, lễ Phật, dùng những lý lẽ nhẹ nhàng, ngọt ngào để động viên mẹ mau chóng khỏi bệnh. Nhân cách, công đức của Nương khiến mẹ chồng nàng phải nói với nàng:” Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Khi mẹ chồng mất, một mình nàng lo ma chay, cúng tế như cha mẹ ruột. Khó có thể tìm thấy tấm gương siêng năng, hiếu thảo này ở bất kỳ ai có hoàn cảnh éo le nào như nàng .

Đối với con, Vũ Nương là một người mẹ hiền, hết lòng yêu thương con, một mình nuôi con bằng tất cả tình yêu thương mà mình tích cóp được và nỗi sợ hãi thiếu thốn tình thương của cha nơi chiến trường. lạnh lẽo Buổi tối, khi đứa trẻ khóc, anh dỗ dành bằng cách chỉ vào bóng của mình trên tường và nói rằng đó là cha của nó.

Vũ Nương còn là người coi trọng danh dự, nhân phẩm. Điều này có thể thấy trong hoàn cảnh bị nghi oan, Vũ Nương đã cố gắng cải thiện hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ bằng cách hết mình thanh minh, giải thích. Hình ảnh nàng đi dọc sông Hoàng Giang đã khẳng định tấm lòng chung thủy, trong sáng của nàng . Sau khi về với tiên và được sống yên bình ở thế giới khác, Vũ Nương không khỏi bồi hồi nhớ thương chốn trần gian, chồng con, quê hương tổ tông và niềm mong được giải thoát.

Vũ Nương là một người phụ nữ thật xinh đẹp, tháo vát, đảm đang, thương con, thủy chung, hết lòng vun vén hạnh phúc gia đình. Vẻ đẹp của nàng như vầng hào quang tỏa sáng dù đã về nơi chín suối. Biết bao kính trọng và ngưỡng mộ!

Một người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp như Vũ Nương lẽ ra phải được hạnh phúc nhưng nàng lại gặp phải số phận cay đắng đầy bất công và cuộc đời của nàng thật bất hạnh. Thứ nhất, Vũ Nương là nạn nhân của hệ tư tưởng phong kiến, hôn nhân được mua bằng tiền chứ không phải tình yêu. Mặt khác, cuộc hôn nhân giữa nàng và Trương Sinh có phần không bình đẳng bởi Vũ Nương là: ” con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”. Trương Sinh xin mẹ một trăm lạng vàng để cưới nàng . Khoảng cách giàu nghèo đã tạo nên địa vị lớn hơn cho Trương Sinh – một người đàn ông gia trưởng xuất thân từ một gia đình giàu có trong xã hội phong kiến ​​- để hắn dễ dàng chà đạp lên thân phận của Vũ Nương.

Vũ Nương, trở thành nạn nhân của chiến tranh phong kiến ​​một cách vô nghĩa. Gia đình đang yên ấm hạnh phúc thì phải ” chia phôi vì động việc lửa binh”. Những ngày ở nhà, Vũ Nương mòn mỏi đợi chồng, khắc khoải nhớ nhung, như thể một người vợ hoài cổ. Ngày gặp nhau là ngày” bình rơi trâm gãy, sen rũ trong ao liễu tàn trước gió”. Nghi ngờ và thêm vào lời nói của bọn trẻ, anh phớt lờ lời giải thích của cô và những người hàng xóm bênh nàng. Vì vậy, Trương Sinh không ngừng mắng nhiếc, chửi bới, rượt đuổi và đẩy chàng vào cái chết đau đớn. Vì vậy, cảm thấy tiếc cho anh ta! Chỉ vì lời nói của một đứa trẻ, chỉ vì một người chồng ghen tuông, gợi tình mà phải tự kết liễu đời mình.

Tóm lại, nhân vật Vũ Nương của Nguyễn Dữ trong “Chuyện người con gái Nam Xương” là một hình tượng phụ nữ tiêu biểu trong xã hội xưa, đồng thời cũng là nhân vật lên án xã hội phong kiến, trọng nam khinh nữ thời cận đại. cũ Từ đó cảm thương cho số phận của nhà văn tài hoa Nguyễn Du Vũ Nương.

Bình luận (2)
Nguyễn Demon
Xem chi tiết

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc. Và cũng là câu chuyện khiến em thích thú nhất. Câu chuyện về người con gái nhân cách, đẹp người đẹp nết nhưng bạc mệnh. Ước mơ của em đó là một lần được gặp nhân vật Vũ Nương để tâm sự với cô về cuộc đời đầy bể dâu trầm luân của nàng. Và hôm nay giấc mơ của em đã thành sự thật. Em đã được gặp người phụ nữ đó trong một giấc mơ tuyệt đẹp để nghe nàng kể về cuộc đời đầy bi ai của mình.

Đó là một giấc mơ vô cùng chân thực. Em đã gặp được nàng Vũ Nương trong câu chuyện bằng xương bằng thịt thực sự chứ không phải mơ hồ qua con chữ nữa. Lúc đó em thấy mình như đi lạc vào một thủy cung, xung quanh chỉ toàn những cung điện nguy nga đồ sộ. Bỗng thấy có một người con gái nhan sắc tuyệt đẹp nhưng ánh mắt hiện lên vẻ u buồn, sầu bi.

Em tiến lại gần nàng và quan sát “ồ người con gái này sao quen vậy? Liệu có phải là người mà mình đã biết không?”. NGhĩ vậy em mạnh dạn tiến lên bắt chuyện : “Chào chị chị có phải là Vũ Nương không?” – Đáp lại em là cái nhìn đầy nghi hoặc của nàng, rồi nàng lẳng lặng gật đầu. Em cũng đáp lại : “Em đã được đọc câu chuyện “Người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ nói về cuộc đời của chị và em rất mong được một lần lắng nghe chị kể về mình”. Vũ Nương đưa mắt nhìn em rồi trầm ngâm “Em thực sự muốn nghe câu chuyện của ta sao?” – vâng ạ! Em đáp lại.

Đến lúc này em mới kịp chiêm ngưỡng hết khuôn mặt chị. Đó phải nói là một người con gái vô cùng xinh đẹp mới chỉ ngoài 20 tuổi ở nàng hiện lên vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng nhưng cũng ẩn chứa sâu trong đôi mắt là sự buồn rầu, và đầy suy tư.

Vũ Nương tiến về phía chiếc bàn đá và ngồi xuống em cũng lặng lẽ theo sau. Rồi nàng thong thả kể:

Cuộc đời của ta là một câu chuyện rất dài và đầy u buồn. Ta sinh ra trong một gia đình nghèo bố mẹ làm nông nghiệp. Lớn lên ta có chút dung mạo hơn người nên được Trương Sinh con trai một gia đình hào phú giàu có để ý. Sau đó ta theo chàng về làm vợ. Năm đó binh lửa chiến tranh khắp nơi trai tráng phải tòng quân ra chiến trường. Ta gạt nước mắt tiễn chồng ra trận khi đang mang trong mình giọt máu của hai người.

Ta chẳng có mơ ước gì cao sang chồng được chiến công lẫy lừng hay gì hết chỉ mong hết chiến tranh chàng về đoàn tụ với gia đình với mẹ con ta là vui mừng lắm rồi.  Nói rồi nàng khẽ gạt giọt nước mắt trên khóe mi. Ôi sao thấy Vũ Nương thật vô cùng nhỏ bé, nàng cũng chỉ là một người phụ nữ nhỏ bé có một khao khát vô cùng thực tế đó là ước mơ về một mái nhà với vợ chồng, con cái đầy đủ.

Nói rồi nàng tiếp tục câu chuyện : Sau khi Trương Sinh đi tòng quân mẹ chồng ta ở nhà vì khóc thương con mà sinh bệnh dẫu ta có chạy chữa trăm ngàn phương thuốc, khấn bái bao nơi cửa phật cũng không thuyên giảm. Rồi một thời gian bệnh nặng bà qua đời. Trước lúc nhắm mắt bà còn dặn ta “Con đối xử tốt với mẹ chồng con quyết không phụ con”.  Mẹ chồng mất một tay ta vừa chăm con nhỏ lại vừa lo ma chay cúng lễ đầy đủ chu toàn, Một lòng cầu mong ngày sum họp gia đình.

Con trai ta là đứa bé ba tuổi tên Đản. Thằng bé cũng giống như bao đứa trẻ khác mới tập nói nên thấy con nhà người khác gọi tiếng cha về cũng hỏi ta cha nó đâu. Mỗi đêm ru con ngủ ta thường chỉ bóng mình trên vách và thì thầm với nó “Cha Đản về kìa”. Thằng bé cười khúc khích. Nhìn con trẻ lòng ta càng chua xót,  càng mong binh lửa mau tan để chồng về đoàn tụ .

Thế nhưng cái ước mơ đó quá xa xỉ với ta. 3 năm sau TRương Sinh trở về từ chiến trận. Mừng mừng tủi tủi ta những tưởng từ đây cuộc đời ta sẽ vui vẻ hạnh phúc bên chồng con thế nhưng nó cũng là sự khởi nguồn cho mọi bi kịch đau thương.

Trong một lần dỗ con trai, dưới ánh đèn dầu thằng bé ngây ngô chỉ vào cái bóng mình trên vách và nói với cha nó là “Cha Đản lại về kìa”. Trương Sinh tức giận không nói nên lời gặng hỏi thì thằng bé ngây ngô đáp: “Tối nào cũng thấy cha nó về”. Trương Sinh không hỏi han mà thẳng thừng trách móc ta vô tình, quên nghĩa. Quá đau buồn ta liền trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang tự tử để rửa hết nỗi oan.

Tuy ta thương xót con, giận chồng nhưng ta không biết làm sao để chàng tin mình. Mặc dù sau đó chính cái bóng trên tường đã minh oan cho ta, Trương Sinh cũng lập đàn giải oan cho ta thế nhưng suốt những ngày tháng sống dưới thủy cung ta vẫn không nguôi thương nhớ chồng con. Nói rồi Vũ Nương bật khóc nức nở. Còn em chỉ biết lặng lẽ nhìn người con gái bạc mệnh chịu tiếng đời.

Trước khi từ biệt Vũ Nương quay sang nói với em rằng : “ Ta cảm ơn em đã đồng cảm và thấu hiểu cho kiếp người của ta. Ta không trách ai cả chỉ trách mình phận mỏng không giữ nổi hạnh phúc gia đình”. Rồi nàng biến mất.

Lúc ấy cũng là lúc tiếng chuông báo thức vang lên em chợt tỉnh giấc mộng và cũng chuẩn bị cho kịp giờ đi học. Nhưng câu chuyện của Vũ Nương vẫn còn ám ảnh em mãi. Vũ Nương một người con gái tài hoa nhưng mệnh bạc. Tuy kiếp đời ngắn ngủi nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu, một người vợ và một người mẹ. Thế nhưng nàng chịu tiếng oan của cuộc đời. Trương Sinh chỉ là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bi kịch cuộc đời nàng còn nguyên nhân gián tiếp là do chiến tranh đã đẩy cuộc đời nàng vào bi kịch.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa